TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN ISO 14066:2025
ISO 14066:2023
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG - YÊU CẦU NĂNG LỰC ĐỐI VỚI ĐOÀN XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Environmental information - Competence requirements for teams validating and verifying environmental information
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Nguyên tắc
5 Áp dụng nguyên tắc
6 Năng lực đoàn
6.1 Yêu cầu chung
6.2 Kiến thức
6.3 Kỹ năng
7 Năng lực của chuyên gia kỹ thuật
8 Năng lực của người thẩm xét độc lập
9 Chứng minh và duy trì kiến thức và kỹ năng xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận
9.1 Chứng minh kiến thức và kỹ năng
9.2 Duy trì kiến thức và kỹ năng
Phụ lục A (tham khảo) Bằng chứng và ứng dụng của thái đồi hoài nghi nghề nghiệp
Phụ lục B (tham khảo) Phương pháp đánh giá năng lực của đoàn xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận (bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập
Phụ lục C (tham khảo) Ví dụ về nhận thức ở cấp độ kiến thức ban đầu cần có cho các cá nhân bắt đầu đào tạo để tham gia xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận
Phụ lục D (tham khảo) Hành vi cá nhân
Phụ lục E (quy định) Yêu cầu bổ sung áp dụng cho việc xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và AUP trái phiếu xanh
Phụ lục F (quy định) Yêu cầu bổ sung áp dụng cho việc xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và AUP khí nhà kính
Thư mục tài liệu tham khảo
Lời nói đầu
TCVN ISO 14066:2025 thay thế TCVN ISO 14066:2011 (ISO 14066:2011)
TCVN ISO 14066:2025 hoàn toàn tương đương với ISO 14066:2023;
TCVN ISO 14066:2025 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 207 Quản lý môi trường biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Ủy ban Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quốc gia thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về năng lực đối với các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập vì lợi ích của các nhà quản lý chương trình thông tin môi trường, cơ quan quản lý cũng như các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận. Để đạt được sự nhất quán trên thị trường quốc tế và duy trì niềm tin của công chúng vào việc báo cáo thông tin môi trường và các phương tiện truyền thông khác, việc xác định các yêu cầu về năng lực đối với các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập là cần thiết.
Yêu cầu đối với tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận thông tin môi trường được thiết lập trong TCVN ISO 14065 (ISO 14065). TCVN ISO 14065 (ISO 14065) yêu cầu các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận phải thiết lập và duy trì một quy trình để quản lý năng lực của nhân viên thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận khác nhau trong đoàn và người thẩm xét độc lập được chỉ định cho thỏa thuận. Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận có trách nhiệm đảm bảo rằng các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập có đủ năng lực cần thiết để hoàn thành quá trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận một cách hiệu quả. Tiêu chuẩn này bao gồm các nguyên tắc đảm bảo năng lực của các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập. Hỗ trợ cho các nguyên tắc này là các yêu cầu chung dựa trên nhiệm vụ mà đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (bao gồm các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập cần có khả năng và năng lực cần thiết để thực hiện.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cùng với TCVN ISO 14065 (ISO 14065) làm cơ sở để đánh giá và công nhận năng lực của các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập.
Người sử dụng tiêu chuẩn này được khuyến khích tham khảo các tiêu chuẩn hiện hành áp dụng cho tuyên bố thông tin môi trường [xem ISO 14016, TCVN ISO 14020 (ISO 14020), TCVN ISO 14021 (ISO 14021), TCVN ISO 14024 (ISO 14024), TCVN ISO 14025 (ISO 14025), TCVN ISO 14026 (ISO 14026), ISO 14030-1, ISO 14030-2, ISO 14030-3, TCVN ISO 14040 (ISO 14040), TCVN ISO 14044 (ISO 14044), TCVN ISO 14046 (ISO 14046), TCVN ISO 14064-1 (ISO 14064-1), TCVN ISO 14064-2 (ISO 14064-2), TCVN IS014067 (ISO 14067) và ISO 14097].
THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG - YÊU CẦU NĂNG LỰC ĐỐI VỚI ĐOÀN XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG VÀ ĐOÀN KIỂM TRA XÁC NHẬN THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG
Environmental information - Competence requirements for teams validating and verifying environmental information
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về năng lực đối với các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập.
Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức lập kế hoạch và tiến hành xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và các thủ tục theo thỏa thuận (AUP) bên ngoài hoặc nội bộ.
Tiêu chuẩn này không liên quan đến bất kỳ chương trình thông tin môi trường cụ thể nào. Nếu một chương trình thông tin môi trường cụ thể được áp dụng thì các yêu cầu về năng lực của chương trình thông tin môi trường đó sẽ được bổ sung vào các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu của quá trình quản lý năng lực của nhân sự được quy định trong TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 7.3.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu sau đây được viện dẫn trong văn bản theo cách mà một số hoặc toàn bộ nội dung của chúng tạo thành các yêu cầu của tài liệu này. Đối với tài liệu ghi năm chỉ bản được nêu áp dụng. Đối với các tài liệu tham khảo không ghi ngày tháng, phiên bản mới nhất của tài liệu được tham chiếu (bao gồm mọi sửa đổi) sẽ được áp dụng.
TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), Các nguyên tắc chung và yêu cầu đối với các tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận thông tin môi trường
ISO 14030-4, Đánh giá kết quả hoạt động môi trường - Công cụ nợ xanh - Phần 4: Yêu cầu của chương trình kiểm tra xác nhận
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Đối với mục đích của tiêu chuẩn này, các thuật ngữ và định nghĩa sau đây được áp dụng.
3.1 Thuật ngữ cụ thể về năng lực
3.1.1
Thái độ hoài nghi nghề nghiệp
thái độ bao gồm tư duy đặt câu hỏi và đánh giá quan trọng về bằng chứng.
[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.4.14]
3.1.2
Năng lực
khả năng vận dụng kiến thức và kỹ năng để đạt được kết quả mong muốn.
[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.1.10]
3.2 Thuật ngữ liên quan đến thông tin môi trường
3.2.1
Môi trường
Những thứ bao quanh nơi hoạt động của một tổ chức (3.3.3) bao gồm không khí, nước, đất, nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người và các mối quan hệ qua lại của chúng.
CHÚ THÍCH 1: Những thứ bao quanh có thể mở rộng từ phạm vi của một tổ chức đến hệ thống quốc gia, khu vực và toàn cầu.
CHÚ THÍCH 2: Những thứ bao quanh có thể được mô tả dưới dạng đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, khí hậu hoặc các đặc điểm khác.
[NGUỒN: TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), 3.2.1]
3.2.2
Kết quả hoạt động môi trường
Kết quả có thể đo lường được liên quan đến việc quản lý các khía cạnh môi trường.
CHÚ THÍCH 1: Các khía cạnh môi trường là các yếu tố của hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức (3.3.3) tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường (3.2.1) (ISO 14001:2015, 3.2.2).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.2.27, có sửa đổi - “kết quả có thể đo lường được” thay thế cho “kết quả hoạt động”. Bổ sung thêm Chú thích 1.]
3.2.3
Thông tin môi trường
Bản chất định tính hoặc định lượng của đối tượng liên quan đến các điều kiện môi trường hoặc kết quả hoạt động môi trường (3.2.2).
CHÚ THÍCH 1: Thông tin môi trường có thể bao gồm các tuyên bố và công bố liên quan đến phát thải, loại bỏ, giảm phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính của tổ chức (3.3.3), dự án [ví dụ: xem TCVN ISO 14064-1 (ISO 14064-1) và TCVN ISO 14064-2 (ISO 14064-2)], dấu vết môi trường [ví dụ: xem TCVN ISO 14067 (ISO 14067) về dấu vết các-bon của sản phẩm, TCVN ISO 14046 (ISO 14046) về dấu vết nước và TCVN ISO 14044 (ISO 14044) về thông tin đánh giá vòng đời] hoặc báo cáo môi trường (ví dụ: xem ISO 14016).
CHÚ THÍCH 2: ISO 14033 định nghĩa và quy định các thuật ngữ và quy trình để thiết lập thông tin môi trường định lượng có thể xem xét và so sánh được.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.1.4]
3.2.4
Tuyên bố thông tin môi trường
Công bố của thông tin môi trường (3.2.3).
CHÚ THÍCH 1: Tuyên bố thông tin môi trường có thể đại diện cho một thời điểm hoặc có thể một khoảng thời gian.
CHÚ THÍCH 2: Tuyên bố thông tin môi trường do bên chịu trách nhiệm (3.3.4) cung cấp phải được nhận dạng rõ ràng và có khả năng được đánh giá hoặc đo lường nhất quán theo tiêu chí (3.4.16) thích hợp bởi người kiểm tra xác nhận (3.4.6) hoặc người xác nhận giá trị sử dụng (3.4.2).
CHÚ THÍCH 3: Tuyên bố thông tin môi trường có thể được cung cấp dưới các hình thức: báo cáo; công bố; định giá kinh tế, tài chính hoặc tiền tệ; công bố sản phẩm môi trường; báo cáo đánh giá vòng đời; đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương hoặc khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; kế hoạch dự án; một nhãn hiệu hoặc logo.
CHÚ THÍCH 4: Thuật ngữ “tuyên bố thông tin môi trường” tương ứng với thuật ngữ “công bố” được sử dụng trong TCVN ISO/IEC 17029:2020 (ISO/IEC 17029:2019), 3.1.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.1.5]
3.2.5
Chương trình thông tin môi trường
Các quy tắc và quy trình cung cấp tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4).
CHÚ THÍCH 1: Các chương trình thông tin môi trường có thể được thực hiện ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia hoặc địa phương.
CHÚ THÍCH 2: Chương trình cũng có thể được gọi là kế hoạch.
CHÚ THÍCH 3: Phát thải và loại bỏ, giảm hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính, kiểm kê khí nhà kính, dấu vết các-bon và nước, và thông tin môi trường (3.2.3) trong báo cáo phát triển bền vững là ví dụ về các đối tượng có thể được xác nhận giá trị sử dụng theo chương trình thông tin môi trường.
CHÚ THÍCH 4: Chương trình thông tin môi trường có thể bao gồm các yêu cầu về xác nhận giá trị sử dụng (3.4.1) hoặc kiểm tra xác nhận (3.4.5).
3.2.6
Lĩnh vực
lĩnh vực kỹ thuật chia sẻ các thuộc tính chung và các khía cạnh môi trường tương tự.
CHÚ THÍCH 1: Các khía cạnh môi trường là các yếu tố của hoạt động hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức (3.3.3) tương tác hoặc có thể tương tác với môi trường (3.2.1) [TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), 3.2.2].
3.3 Thuật ngữ liên quan đến con người và tổ chức
3.3.1
Khách hàng
Tổ chức (3.3.3) hoặc cá nhân yêu cầu kiểm tra xác nhận (3.4.5) hoặc xác nhận giá trị sử dụng (3.4.1).
CHÚ THÍCH 1: Khách hàng có thể là bên chịu trách nhiệm (3.3.4), người quản lý chương trình thông tin môi trường hoặc bên quan tâm khác.
[NGUỒN: TCVN ISO 14064-3:2025 (ISO 14064-3:2019), 3.2.5, có sửa đổi - “thông tin môi trường” thay thế cho “KNK”.]
3.3.2
Người sử dụng dự kiến (intended user)
Cá nhân hoặc tổ chức (3.3.3) được xác định ra từ báo cáo thông tin môi trường (3.2.3) là người dựa trên các thông tin môi trường đó để ra quyết định.
CHÚ THÍCH 1: Người sử dụng dự kiến có thể là khách hàng (3.3.1), bên chịu trách nhiệm (3.3.4), người quản lý chương trình thông tin khí nhà kính, các nhà luật định, cộng đồng tài chính hoặc các bên liên quan khác, như các cộng đồng địa phương, các cơ quan chính phủ hoặc phi chính phủ.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.2.4, có sửa đổi - “người quản lý chương trình thông tin môi trường” thay thế “chủ chương trình”, “công chúng” bị xóa và “các cơ quan chính phủ” thay thế “chính phủ” trong Chú thích 1]
3.3.3
Tổ chức
Người hoặc nhóm người với chức năng riêng của mình có trách nhiệm, quyền hạn và mối quan hệ để đạt được các mục tiêu của mình.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.2.2.]
3.3.4
Bên chịu trách nhiệm
Một hoặc nhiều người có trách nhiệm cung cấp tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4) và thông tin hỗ trợ.
CHÚ THÍCH 1: Bên chịu trách nhiệm có thể là các cá nhân hoặc những người đại diện của một tổ chức (3.3.3) hoặc dự án và có thể là bên thuê người kiểm tra xác nhận (3.4.6) hoặc người xác nhận giá trị sử dụng (3.4.2).
CHÚ THÍCH 2: Bên chịu trách nhiệm có thể là khách hàng (3.3.1).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.2.3.]
3.3.5
Chuyên gia kỹ thuật
Người cung cấp kiến thức cụ thể về một chủ đề cụ thể
CHÚ THÍCH 1: Chuyên gia kỹ thuật của đoàn xác nhận giá trị sử dụng (3.4.7) hoặc đoàn kiểm tra xác nhận (3.4.8) không đóng vai trò như là người xác nhận giá trị sử dụng (3.4.2) hoặc người kiểm tra xác nhận (3.4.6).
[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.4.36, có sửa đổi - Đã bổ sung Chú thích 1.]
3.4 Thuật ngữ liên quan đến xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận
3.4.1
Xác nhận giá trị sử dụng thông tin môi trường
Xác nhận giá trị sử dụng
Thẩm định
Quá trình đánh giá tính hợp lý của các giả định, hạn chế và phương pháp hỗ trợ tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4) về kết quả của các hoạt động trong tương lai.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “xác nhận giá trị sử dụng thông tin môi trường” được rút ngắn thành “xác nhận giá trị sử dụng” trong tiêu chuẩn này để giảm độ phức tạp của câu và hỗ trợ sự hiểu biết.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.16]
3.4.2
Người xác nhận giá trị sử dụng
Người có năng lực và khách quan với trách nhiệm thực hiện và báo cáo về việc xác nhận giá trị sử dụng (3.4.1).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.6.]
3.4.3
Ý kiến xác nhận giá trị sử dụng
Tuyên bố chính thức bằng văn bản cho người sử dụng dự kiến (3.3.2) về tính hợp lý của các giả định, phương pháp và giới hạn được sử dụng để xây dựng các dự báo và ước tính có trong tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4).
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “ý kiến xác nhận giá trị sử dụng” là một loại “tuyên bố xác nhận giá trị sử dụng” trong TCVN ISO/IEC 17029:2020 (ISO/IEC 17029:2019), 3.6.
CHÚ THÍCH 2: Tính hợp lý của các giả định, phương pháp và giới hạn bao gồm việc xem xét sự thích hợp với các tiêu chí (3.4.16) được áp dụng.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.25]
3.4.4
Ý kiến kiểm tra xác nhận
Tuyên bố chính thức bằng văn bản cho người sử dụng dự kiến (3.3.2) nhằm tạo sự tin tưởng rằng tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4) là chính xác trọng yếu và thích hợp với các tiêu chí (3.4.16).
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “ý kiến kiểm tra xác nhận” là một loại “tuyên bố kiểm tra xác nhận” trong TCVN ISO/IEC 17029:2020 (ISO/IEC 17029:2019), 3.7.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.23]
3.4.5
Kiểm tra xác nhận thông tin môi trường
Kiểm tra xác nhận
Thẩm tra
Quá trình đánh giá tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4) dựa trên dữ liệu và thông tin lịch sử để xác định sự chính xác trọng yếu và thích hợp với tiêu chí (3.4.16) của tuyên bố đó.
CHÚ THÍCH 1: Các hoạt động kiểm tra xác nhận được thực hiện không dẫn tới việc đưa ra ý kiến được gọi là các thủ tục theo thỏa thuận (3.4.14).
CHÚ THÍCH 2: Thuật ngữ “kiểm tra xác nhận thông tin môi trường” được rút ngắn thành “kiểm tra xác nhận” trong tiêu chuẩn này để giảm độ phức tạp của câu và giúp hiểu rõ hơn.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.15]
3.4.6
Người kiểm tra xác nhận
Người có năng lực và khách quan với trách nhiệm thực hiện và báo cáo về việc kiểm tra xác nhận (3.4.5).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.5]
3.4.7
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng
Một hoặc nhiều người xác nhận giá trị sử dụng (3.4.2) tiến hành các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng (3.4.1), được hỗ trợ bởi các chuyên gia kỹ thuật (3.3.5) nếu cần.
CHÚ THÍCH 1: Một người của đoàn xác nhận giá trị sử dụng được chỉ định làm trưởng đoàn (3.4.9).
CHÚ THÍCH 2: Đoàn xác nhận giá trị sử dụng có thể có sự tham gia của người xác nhận giá trị sử dụng tập sự.
[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.4.23, có sửa đổi - “hoạt động xác nhận giá trị sử dụng” thay thế cho “xác nhận giá trị sử dụng”. Bổ sung thêm Chú thích 1 và Chú thích 2.]
3.4.8
Đoàn kiểm tra xác nhận
Một hoặc nhiều người kiểm tra xác nhận (3.4.6) tiến hành các hoạt động kiểm tra xác nhận (3.4.5) , được hỗ trợ bởi các chuyên gia kỹ thuật (3.3.5) nếu cần.
CHÚ THÍCH 1: Một người của đoàn kiểm tra xác nhận được chỉ định làm trưởng đoàn (3.4.9).
CHÚ THÍCH 2: Đoàn kiểm tra xác nhận có thể có sự tham gia của người kiểm tra xác nhận tập sự.
[NGUỒN: ISO 14050:2020, 3.4.3, có sửa đổi - “hoạt động kiểm tra xác nhận” thay thế cho “kiểm tra xác nhận”. Bổ sung thêm Chú thích 1 và Chú thích 2.]
3.4.9
Trưởng đoàn
Người quản lý đoàn xác nhận giá trị sử dụng (3.4.7) hoặc đoàn kiểm tra xác nhận (3.4.8).
3.4.10
Người thẩm xét độc lập
Người, không phải là thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng (3.4.7) hoặc đoàn kiểm tra xác nhận (3.4.8), có năng lực, có nhiệm vụ thẩm xét các hoạt động và kết luận kiểm tra xác nhận (3.4.5) hoặc xác nhận giá trị sử dụng (3.4.1).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.8, có sửa đổi - “đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc đoàn kiểm tra xác nhận” thay thế cho “đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận”.]
3.4.11
Thỏa thuận
Cam kết giữa tổ chức xác nhận giá trị sử dụng hoặc tổ chức kiểm tra xác nhận và khách hàng (3.3.1) với các điều khoản để thực hiện dịch vụ, thường được quy định dưới dạng hợp đồng.
CHÚ THÍCH 1: Từ “thỏa thuận” đôi khi cũng được dùng để chỉ các hoạt động được thực hiện theo một thỏa thuận, chẳng hạn như xác nhận giá trị sử dụng (3.4.1) hoặc kiểm tra xác nhận (3.4.5) hoặc một thỏa thuận để thực hiện thủ tục theo thỏa thuận (3.4.14).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.13]
3.4.12
Sự đảm bảo
Sự tin cậy vào một tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4) có tính chất lịch sử.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.14]
3.4.13
Rủi ro thỏa thuận đảm bảo
Rủi ro mà người kiểm tra xác nhận (3.4.6) đưa ra kết luận không thích hợp khi thông tin về đối tượng là bị sai lệch trọng yếu.
[NGUỒN: IAASB, 2014 [25]]
3.4.14
Thủ tục theo thỏa thuận
AUP
Thỏa thuận (3.4.11) báo cáo về kết quả hoạt động kiểm tra xác nhận (3.4.5) nhưng không đưa ra ý kiến.
CHÚ THÍCH 1: Các thủ tục theo thỏa thuận không cung cấp sự đảm bảo (3.4.12).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.17]
3.4.15
Mức độ đảm bảo (level of assurance)
Mức độ tin cậy của tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4).
CHÚ THÍCH 1: Sự đảm bảo (3.4.12) được cung cấp dựa trên thông tin lịch sử.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.18]
3.4.16
Tiêu chí (criteria)
Chính sách, quy trình hoặc yêu cầu được sử dụng làm tài liệu tham khảo để so sánh với tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4).
CHÚ THÍCH 1: Tiêu chí có thể được thiết lập bởi chính phủ, cơ quan quản lý, chương trình thông tin môi trường (3.2.5), sáng kiến báo cáo tự nguyện, tiêu chuẩn, quy tắc thực hành hoặc quy trình nội bộ.
CHÚ THÍCH 2: “Tiêu chí” được sử dụng thay cho “các yêu cầu quy định” được sử dụng trong TCVN ISO/IEC 17029 (ISO/IEC 17029).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.20]
3.4.17
Sai sót (misstatement)
Lỗi, thiếu sót, báo cáo sai hoặc trình bày sai lệch trong tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4).
CHÚ THÍCH 1: Sai sót có thể là sai sót định tính hoặc định lượng.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.21]
3.4.18
Sai sót trọng yếu (material misstatement)
Sai sót (3.4.17) riêng lẻ hoặc tổng hợp các sai sót thực tế trong tuyên bố thông tin môi trường (3.2.4) có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng dự kiến (3.3.2).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.22]
3.4.19
Gian lận
Sai sót (3.4.17) cố ý được thực hiện sai hoặc vi phạm pháp luật vì lợi ích tài chính hoặc lợi ích cá nhân.
3.4.20
Báo cáo phát hiện thực tế
Đầu ra dạng văn bản của các thủ tục theo thỏa thuận (3.4.14).
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ “báo cáo phát hiện thực tế” là một loại “tuyên bố kiểm tra xác nhận” trong TCVN ISO/IEC 17029:2020 (ISO/IEC 17029:2019), 3.7.
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.24]
3.4.21
Tính trọng yếu
Khái niệm về các sai sót (3.4.17) riêng lẻ hoặc tập hợp các sai sót có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng dự kiến (3.3.2).
[NGUỒN: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 3.3.19]
3.4.22
Phép thử
Kỹ thuật được sử dụng để đánh giá đặc tính của các hạng mục trong tổng thể lấy mẫu dữ liệu và thông tin môi trường dựa trên tiêu chí (3.4.16) kiểm tra xác nhận (3.4.5) hoặc xác nhận giá trị sử dụng (3.4.5).
CHÚ THÍCH 1: Các đặc tính có thể bao gồm tính chính xác, tính đầy đủ, chức năng, kiến thức, chất lượng và tính xác thực. Các đặc tính cũng có thể đề cập đến các hoạt động liên quan đến khí nhà kính được mô tả trong TCVN ISO 14064-3:2025 (ISO 14064-3:2019), 7.1.4.1 hoặc các thuộc tính tương tự của các công bố thông tin môi trường (3.2.4) khác.
[NGUỒN: TCVN ISO 14064-3:2025 (ISO 14064-3:2019), 3.6.21, có sửa đổi - “thông tin và dữ liệu môi trường” thay thế “KNK”. Đã bổ sung thêm Chú thích 1.]
3.4.23
Tính đầy đủ
Mức độ về số lượng bằng chứng.
3.4.24
Tính thích hợp
Mức độ về chất lượng của bằng chứng, tức là mức độ thích hợp liên quan và độ tin cậy của bằng chứng.
3.5 Thuật ngữ liên quan đến công cụ nợ
3.5.1
Bên phát hành
Chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ hợp đồng của trái phiếu hoặc công cụ nợ khác.
[NGUỒN: ISO 14030-1:2021, 3.1.5]
3.5.2
Bên vay
cá nhân hoặc tổ chức đã ký hợp đồng vay.
[NGUỒN: ISO 41030-2:2021, 3.1.3]
4 Nguyên tắc
4.1 Yêu cầu chung
Việc áp dụng các nguyên tắc là nền tảng cho:
- việc thực hiện xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận của các thành viên trong đoàn;
- việc đánh giá kiến thức, kỹ năng và hành vi khi tiến hành xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận.
Các nguyên tắc là cơ sở và sẽ hướng dẫn việc áp dụng các yêu cầu trong tiêu chuẩn này.
4.2 Tính chính trực
Tính chính trực thể hiện qua hành vi công bằng thông qua sự tin tưởng, trung thực, làm việc chăm chỉ và có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật, duy trì tính bảo mật và chỉ tiết lộ thông tin theo quy định của pháp luật và nghề nghiệp trong suốt quá trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận.
4.3 Thể hiện sự công bằng
Thể hiện sự công bằng là phản ánh trung thực và chính xác các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận, các phát hiện, kết luận và báo cáo, đồng thời báo cáo những trở ngại đáng kể gặp phải trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận.
4.4 Sự thận trọng nghề nghiệp
Sự thận trọng nghề nghiệp thể hiện qua sự cẩn trọng và xét đoán thích hợp với rủi ro do nhiệm vụ đã thực hiện và sự tin cậy của khách hàng và người sử dụng dự kiến, đồng thời có năng lực cần thiết để thực hiện việc xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận.
4.5 Xét đoán chuyên môn
Xét đoán chuyên môn là khả năng đưa ra kết luận có ý nghĩa và chính xác, cung cấp ý kiến và giải thích dựa trên quan sát, kiến thức, kinh nghiệm, tài liệu và các nguồn thông tin khác, đồng thời thể hiện thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
CHÚ THÍCH: Phụ lục A cung cấp hướng dẫn về bằng chứng và việc áp dụng thái độ hoài nghi nghề nghiệp.
4.6 Tính khách quan
Tính khách quan đối với các thành viên trong đoàn và người thẩm xét độc lập có liên quan đến các mối đe dọa đối với tính khách quan, có thể bao gồm nhưng không giới hạn ở những vấn đề sau:
a) Lợi ích cá nhân: mối đe dọa phát sinh từ việc một người hành động vì lợi ích riêng của họ. Lợi ích tài chính cá nhân là mối lo ngại liên quan đến việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và có thể đe dọa đến tính khách quan.
b) Tự xem xét: mối đe dọa phát sinh từ việc một người tự kiểm tra công việc mình thực hiện.
c) Sự quen thuộc (hoặc sự tin cậy): các mối đe dọa phát sinh từ một người quá quen thuộc với bên chịu trách nhiệm đang tiến hành xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận/AUP, hoặc việc tin tưởng người khác thay vì tìm kiếm bằng chứng để xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận.
d) Sự đe dọa: các mối đe dọa phát sinh từ một người có cảm giác bị ép buộc một cách công khai hoặc bí mật, chẳng hạn như đe dọa bị thay thế hoặc báo cáo lên người giám sát.
4.7 Phương pháp tiếp cận dựa trên bằng chứng
Bằng chứng có thể kiểm chứng được. Nó dựa trên việc lấy mẫu thông tin. Việc lấy mẫu thích hợp có liên quan chặt chẽ đến độ tin cậy của các kết luận xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận.
5 Áp dụng nguyên tắc
Các thành viên đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập khi thực hiện công việc của mình phải lưu ý đến các nguyên tắc tại Điều 4.
6 Năng lực đoàn
6.1 Yêu cầu chung
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc đoàn kiểm tra xác nhận nói chung phải có năng lực cần thiết để thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận, bao gồm cả, nếu có, năng lực, kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn được xác định trong Phụ lục E và Phụ lục F.
CHÚ THÍCH 1: TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 7.3, xác định các yêu cầu đối với việc quản lý năng lực nhân sự.
CHÚ THÍCH 2: Phụ lục B nêu các phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá năng lực của các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập.
6.2 Kiến thức
6.2.1 Yêu cầu chung
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có những nội dung sau:
a) kiến thức về chương trình thông tin môi trường (xem 6.2.2);
b) kiến thức về thông tin định lượng và định tính (xem 6.2.3);
c) kiến thức về đánh giá (xem 6.2.7);
d) kiến thức về các loại thỏa thuận bao gồm cả kiểm tra xác nhận, xác nhận giá trị sử dụng, AUP và các thỏa thuận hỗn hợp, nếu có.
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận phải bao gồm một thành viên có kỹ năng lãnh đạo (xem 6.3.2).
6.2.2 Kiến thức về chương trình thông tin môi trường
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có kiến thức về chương trình thông tin môi trường, bao gồm, nếu có, về những nội dung sau:
a) các yêu cầu về tính đủ điều kiện;
b) các yêu cầu pháp lý;
c) các yêu cầu và hướng dẫn của chương trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận.
6.2.3 Kiến thức về thông tin định lượng và định tính
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có kiến thức về thông tin định lượng và định tính, bao gồm, nếu có, về những nội dung sau:
a) (các) lĩnh vực liên quan đến tuyên bố thông tin môi trường;
b) các phương pháp luận định lượng có liên quan, bao gồm các phương pháp đo lường và lập mô hình, kỹ thuật giám sát và kết quả của chúng đối với chất lượng dữ liệu;
c) quy trình hiệu chuẩn và kết quả của chúng đối với chất lượng dữ liệu;
d) các nguyên tắc báo cáo (ví dụ: tính đầy đủ, nhất quán, chính xác, minh bạch và liên quan);
e) tính trọng yếu và sự khác biệt trọng yếu.
6.2.4 Kiến thức bổ sung cho các tuyên bố cấp tổ chức
Đoàn kiểm tra xác nhận nói chung phải có kiến thức bổ sung về việc định lượng thông tin môi trường ở cấp độ tổ chức, bao gồm cả các nguyên tắc và tiêu chí, quá trình, quy trình và phương pháp luận, nếu có, để:
a) xác định ranh giới tổ chức và ranh giới báo cáo;
b) xây dựng các công bố về tình trạng môi trường (chẳng hạn như tính trung hòa các-bon);
c) xây dựng các công bố liên quan đến các hành động đã được thực hiện;
d) đánh giá vòng đời của tổ chức.
6.2.5 Kiến thức bổ sung cho vi kiểm tra xác nhận tuyên bố thông tin môi trường liên quan đến sản phẩm
Đoàn kiểm tra xác nhận nói chung phải có kiến thức bổ sung về việc kiểm tra xác nhận thông tin môi trường ở cấp độ sản phẩm và công bố, bao gồm cả các nguyên tắc và tiêu chí, quá trình, quy trình và phương pháp luận, nếu có, như sau:
a) đánh giá vòng đời;
b) công bố, tuyên bố và nhãn sinh thái về sản phẩm môi trường;
c) các công bố liên quan đến đặc điểm của sản phẩm tài chính;
d) các công bố về tình trạng môi trường liên quan đến sản phẩm như tính trung hòa các-bon và các tuyên bố liên quan khác.
6.2.6 Kiến thức bổ sung cho xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận các tuyên bố thông tin môi trường liên quan đến dự án
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có kiến thức bổ sung liên quan đến việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận tuyên bố môi trường ở cấp độ dự án, bao gồm cả các nguyên tắc và tiêu chí, quá trình, quy trình và phương pháp luận về, nếu có:
a) ranh giới dự án;
b) phương pháp luận định lượng;
c) giám sát và báo cáo.
6.2.7 Kiến thức về đánh giá
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có kiến thức đánh giá, bao gồm những nội dung sau:
a) các phương pháp luận đánh giá dữ liệu, thông tin và đánh giá rủi ro;
b) kỹ thuật lấy mẫu dữ liệu và thông tin;
c) các biện pháp kiểm soát điển hình đối với hệ thống dữ liệu, thông tin và các quá trình hỗ trợ.
6.3 Kỹ năng
6.3.1 Kỹ năng làm việc nhóm
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận, bao gồm khả năng:
a) nhận dạng và đánh giá rủi ro xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận dựa trên các tiêu chí và tính trọng yếu, kể cả khi có thay đổi, thông tin mới có sẵn hoặc phát hiện sự không thích hợp hoặc sai sót trở;
b) tiến hành các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận để đánh giá bằng chứng theo các tiêu chí;
c) đánh giá bằng chứng về tính đầy đủ và thích hợp;
d) thách thức bằng chứng, thể hiện thái độ hoài nghi nghề nghiệp và khi cần thiết, tiến hành nghiên cứu độc lập;
e) rút ra kết luận thích hợp từ bằng chứng;
f) trao đổi thông tin về quá trình xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận và các kết quả thể hiện trong các phát hiện, ý kiến và báo cáo phát hiện thực tế.
CHÚ THÍCH: Phụ lục B nêu các phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá kỹ năng của các đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập.
6.3.2 Kỹ năng lãnh đạo nhóm
Trưởng đoàn phải có đủ kỹ năng để đánh giá những vấn đề sau:
a) năng lực của các thành viên trong đoàn;
b) rủi ro liên quan đến kết quả thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận;
c) sự thích hợp các nguồn lực sẵn có cho đoàn;
d) kết luận đạt được trong ý kiến xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận.
7 Năng lực của chuyên gia kỹ thuật
Chuyên gia kỹ thuật phải cung cấp cho đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận kiến thức chuyên môn, có thể theo lĩnh vực cụ thể.
Các chuyên gia kỹ thuật không cần phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực tại Điều 6 vì họ không phải là người xác nhận giá trị sử dụng hoặc người kiểm tra xác nhận.
8 Năng lực của người thẩm xét độc lập
Người thẩm xét độc lập phải có các năng lực sau (khi thích hợp):
- kỹ năng ngang cấp độ lãnh đạo đoàn;
- kiến thức theo quy định ở 6.2, ngoại trừ 6.2.3 c);
- các kỹ năng theo quy định ở 6.3.1.
CHÚ THÍCH 1: Người thẩm xét độc lập có thể là một hoặc nhiều người.
CHÚ THÍCH 2: Nếu người tiến hành thẩm xét độc lập không tham gia vào các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận dưới sự chỉ đạo của trưởng đoàn thì họ không được coi là thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (ngay cả khi họ quan sát toàn bộ hoặc một phần của hoạt động đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận).
9 Chứng minh và duy trì kiến thức và kỹ năng xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận
9.1 Chứng minh kiến thức và kỹ năng
Với mục đích đạt được trình độ chuyên môn ban đầu hoặc bổ sung để thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận cho các lĩnh vực nhất định, người xác nhận giá trị sử dụng hoặc người kiểm tra xác nhận phải chứng minh kiến thức và kỹ năng của mình thông qua nhiều bằng chứng khác nhau, bao gồm một hoặc nhiều bằng chứng sau:
a) giáo dục;
b) đào tạo;
c) kinh nghiệm làm việc liên quan đến năng lực cần thiết cho hoạt động này;
d) sự hướng dẫn hoặc cố vấn của nhân viên nhiều kinh nghiệm hơn (ví dụ: các thành viên khác của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận).
CHÚ THÍCH 1: Điều khoản này nhằm khuyến khích sự phát triển của các chuyên gia.
CHÚ THÍCH 2: Ví dụ về kinh nghiệm làm việc có thể bao gồm việc làm, tư vấn, phát triển dự án hoặc đánh giá chuyên môn trong lĩnh vực kỹ thuật.
CHÚ THÍCH 3: Kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là trong môi trường khuyến khích làm việc nhóm, giúp các thành viên ít kinh nghiệm trong đoàn phát triển thái độ hoài nghi nghề nghiệp và đưa ra những đánh giá đúng đắn hơn liên quan đến việc đánh giá rủi ro cũng như tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng.
CHÚ THÍCH 4: Phụ lục C cung cấp các ví dụ về nhận thức kiến thức ban đầu dành cho những cá nhân bắt đầu đào tạo làm người xác nhận giá trị sử dụng hoặc người kiểm tra xác nhận.
CHÚ THÍCH 5: Phụ lục D phác thảo hành vi cá nhân của người xác nhận giá trị sử dụng và người kiểm tra xác nhận.
9.2 Duy trì kiến thức và kỹ năng
Người xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận và người thẩm xét độc lập phải duy trì kiến thức và kỹ năng thông qua việc cập nhật liên tục về những phát triển trong các lĩnh vực thuộc năng lực của họ, bao gồm các chương trình thông tin môi trường quốc gia và quốc tế có liên quan, khoa học ứng dụng và các yêu cầu pháp lý liên quan.
Người xác nhận giá trị sử dụng hoặc người kiểm tra xác nhận hoặc người thẩm xét độc lập cũng cần thực hiện chương trình phát triển chuyên môn liên tục, bao gồm cả đào tạo, thích hợp bắt kịp với các xu hướng mới nổi trong các chương trình thông tin môi trường hiện hành.
CHÚ THÍCH 1: Các yêu cầu về việc duy trì hồ sơ nhân sự của các thành viên trong đoàn được nêu trong TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 9.11.
CHÚ THÍCH 2: Theo quy định tại TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), 7.3, kết quả hoạt động của thành viên đoàn (ví dụ: chứng minh kiến thức và kỹ năng) được giám sát định kỳ.
CHÚ THÍCH 3: Phụ lục B cung cấp các phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá kiến thức và kỹ năng của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập.
Phụ lục A
(tham khảo)
Bằng chứng và ứng dụng của thái độ hoài nghi nghề nghiệp
A.1 Bằng chứng
Các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận lập kế hoạch và thực hiện việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận với thái độ hoài nghi nghề nghiệp để thu thập đủ bằng chứng thích hợp về việc liệu thông tin của đối tượng yêu cầu dịch vụ có sai sót trọng yếu hay không. Các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận xem xét tính trọng yếu, rủi ro thỏa thuận đảm bảo, khả năng gian lận cũng như số lượng và chất lượng của bằng chứng có sẵn khi lập kế hoạch và thực hiện thỏa thuận, đặc biệt khi xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các quy trình thu thập bằng chứng.
Các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận lập kế hoạch và thực hiện việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận với thái độ hoài nghi nghề nghiệp nhận thức rằng có thể tồn tại các tình huống khiến thông tin về đối tượng dịch vụ bị sai lệch trọng yếu. Thái độ hoài nghi nghề nghiệp có nghĩa là các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận thực hiện đánh giá quan trọng, với tư duy nghi vấn, về tính hợp lệ của bằng chứng thu được và cảnh giác với những bằng chứng mâu thuẫn hoặc đặt ra nghi vấn về độ tin cậy của tài liệu hoặc lời trình bày của bên chịu trách nhiệm.
VÍ DỤ: Các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc đoàn kiểm tra xác nhận cần có thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình tham gia để giảm nguy cơ bỏ qua các tình tiết đáng ngờ, khái quát hóa quá mức khi rút ra kết luận từ các quan sát và sử dụng các giả định sai lầm khi xác định bản chất, thời gian và phạm vi của các quy trình thu thập bằng chứng, cũng như đánh giá kết quả của các quy trình đó.
Các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận xem xét độ tin cậy của thông tin được sử dụng làm bằng chứng (ví dụ: bản sao, fax, phim ảnh, tài liệu số hóa hoặc các tài liệu điện tử khác), bao gồm cả việc xem xét các biện pháp kiểm soát đối với việc chuẩn bị và duy trì chúng nếu có liên quan. Mặc dù các thành viên của đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc đoàn kiểm tra xác nhận không được đào tạo hoặc không được kỳ vọng là chuyên gia kỹ thuật về xác thực, nhưng trong một số trường hợp hiếm, việc xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận có thể liên quan đến việc xác thực tài liệu.
A.2 Bằng chứng đầy đủ và thích hợp
Số lượng bằng chứng cần thiết bị ảnh hưởng bởi rủi ro thông tin về đối tượng bị sai lệch trọng yếu (rủi ro càng lớn thì càng cần nhiều bằng chứng) và cũng bởi chất lượng của bằng chứng đó (chất lượng càng cao thì càng cần ít bằng chứng hơn). Theo đó, tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, việc chỉ thu thập thêm bằng chứng không phải lúc nào cũng bù đắp được cho chất lượng kém.
Độ tin cậy của bằng chứng bị ảnh hưởng bởi nguồn gốc và bản chất của nó, đồng thời phụ thuộc vào tình huống cụ thể mà nó được thu thập. Có thể đưa ra những khái quát về độ tin cậy của nhiều loại bằng chứng khác nhau. Tuy nhiên, những khái quát này có thể có những ngoại lệ quan trọng. Ngay cả khi bằng chứng được thu thập từ các nguồn bên ngoài tổ chức, vẫn có thể tồn tại những tình huống ảnh hưởng đến độ tin cậy của thông tin thu được.
VÍ DỤ 1: Bằng chứng thu được từ nguồn độc lập bên ngoài không nhất thiết đáng tin cậy nếu nguồn đó không có kiến thức sâu rộng.
Mặc dù thừa nhận rằng các trường hợp ngoại lệ có thể tồn tại nhưng những khái quát hóa sau đây về độ tin cậy của bằng chứng có thể hữu ích:
- bằng chứng đáng tin cậy hơn khi nó được thu thập từ các nguồn độc lập bên ngoài tổ chức;
- bằng chứng được tạo ra trong nội bộ sẽ đáng tin cậy hơn khi các biện pháp kiểm soát liên quan hoạt động hiệu quả;
- bằng chứng do đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận thu được trực tiếp sẽ đáng tin cậy hơn bằng chứng thu được một cách gián tiếp hoặc bằng suy luận (ví dụ: quan sát việc áp dụng biện pháp kiểm soát sẽ đáng tin cậy hơn việc hỏi về việc áp dụng biện pháp kiểm soát);
- bằng chứng đáng tin cậy hơn khi nó tồn tại ở dạng tài liệu, dù là giấy, điện tử hay phương tiện truyền thông khác (ví dụ: một bản ghi được viết cùng thời điểm hoặc một bức ảnh hoặc video chưa chỉnh sửa về cuộc họp sẽ đáng tin cậy hơn so với bản trình bày bằng miệng sau đó về những gì đã được thảo luận);
- bằng chứng được cung cấp bởi các tài liệu gốc đáng tin cậy hơn bằng chứng được cung cấp bởi các bản sao, ảnh chụp màn hình hoặc bản quét.
Các thành viên của đoàn kiểm tra xác nhận hoặc đoàn xác nhận giá trị sử dụng thường có được sự đảm bảo cao hơn từ bằng chứng nhất quán thu được từ các nguồn khác nhau hoặc có tính chất khác so với từ các hạng mục bằng chứng được xem xét riêng lẻ. Ngoài ra, việc thu thập bằng chứng từ các nguồn khác nhau hoặc có tính chất khác nhau có thể chỉ ra rằng một bằng chứng riêng lẻ là không đáng tin cậy.
VÍ DỤ 2: Thông tin chứng thực thu được từ một nguồn độc lập với tổ chức có thể làm tăng sự đảm bảo mà đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận có được từ đại diện của bên chịu trách nhiệm. Ngược lại, khi bằng chứng thu được từ một nguồn không nhất quán với bằng chứng thu được từ nguồn khác, đoàn kiểm tra xác nhận hoặc đoàn xác nhận giá trị sử dụng cần xác định những quy trình thu thập bằng chứng bổ sung để giải quyết sự không nhất quán.
Về việc thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp, nhìn chung việc đạt được sự đảm bảo về thông tin đối tượng trong một khoảng thời gian sẽ khó hơn so với thông tin tại một thời điểm. Ngoài ra, kết luận được cung cấp về các quy trình thường được giới hạn trong khoảng thời gian của thỏa thuận; các thành viên của đoàn kiểm tra xác nhận đoàn xác nhận giá trị sử dụng không đưa ra kết luận về việc liệu quy trình đó có tiếp tục hoạt động theo cách thức đã chỉ định trong tương lai hay không.
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận xem xét mối quan hệ giữa chi phí thu thập bằng chứng và tính hữu ích của thông tin thu được. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hoặc chi phí liên quan không phải là cơ sở hợp lý để bỏ qua quy trình thu thập bằng chứng mà không có giải pháp thay thế nào khác.
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận sử dụng phán đoán chuyên môn và thực hiện thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong việc đánh giá số lượng và chất lượng của bằng chứng cũng như tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng để hỗ trợ cho báo cáo đảm bảo.
Phụ lục B
(tham khảo)
Phương pháp đánh giá năng lực của đoàn xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận (bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập
Bảng B.1 - Các phương pháp đánh giá năng lực của đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận (bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập
Phương pháp đánh giá |
Mục tiêu |
Ví dụ |
Thẩm xét hồ sơ |
Kiểm tra xác nhận kiến thức của các đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (bao gồm các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập. |
Phân tích hồ sơ về giáo dục, chứng chỉ nhân sự, đào tạo, kinh nghiệm chuyên môn và kinh nghiệm xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận. |
Phản hồi tích cực và tiêu cực |
Nhận thông tin về cách đánh giá hiệu suất của các đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (bao gồm các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập, bao gồm cả hành vi. |
Khảo sát, bảng câu hỏi, tham khảo ý kiến cá nhân, lời chứng thực, khiếu nại, đánh giá kết quả hoạt động và thẩm xét. |
Phỏng vấn |
Đánh giá hành vi cá nhân và kỹ năng giao tiếp, để kiểm tra xác nhận thông tin, để kiểm tra kiến thức và thu thập thêm thông tin. |
Phỏng vấn trực tiếp, qua video và qua điện thoại. |
Quan sát |
Đánh giá hành vi cá nhân và khả năng áp dụng kiến thức và kỹ năng. |
Đóng vai, chứng kiến xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận, thực hiện công việc. |
Kiểm tra và thử nghiệm |
Đánh giá hành vi cá nhân và việc áp dụng kiến thức và kỹ năng. |
Kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết và trắc nghiệm tâm lý. |
Thẩm xét sau xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận |
Đánh giá kiến thức hoặc hiệu suất. |
Thẩm xét ý kiến xác nhận giá trị sử dụng hoặc ý kiến kiểm tra xác nhận và thảo luận với khách hàng, bên chịu trách nhiệm, và với đoàn xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận. |
Phụ lục C
(tham khảo)
Ví dụ về nhận thức ở cấp độ kiến thức ban đầu cần có cho các cá nhân bắt đầu đào tạo để tham gia xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận
C.1 Khái quát
Các cá nhân bắt đầu đào tạo với tư cách là thành viên đoàn trong đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (gọi tắt là “người tập sự”) phải quan tâm đến việc xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận và thể hiện hành vi cá nhân thích hợp để tham gia vào đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận. Điều C.2 và Điều C.3 đưa ra ví dụ về nhận thức và kiến thức ban đầu mà người tập sự có thể có khi bắt đầu quá trình đào tạo.
CHÚ THÍCH: Điều này không áp dụng cho các chuyên gia kỹ thuật.
C.2 Nhận thức
Nhận thức có thể bao gồm những điều sau đây:
a) hiểu biết chung về (các) lĩnh vực liên quan đến tuyên bố thông tin môi trường;
b) hiểu biết chung về các chương trình thông tin môi trường áp dụng cho các loại hình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận mà cá nhân cuối cùng có thể tham gia với tư cách là thành viên đoàn;
c) các cơ cấu pháp lý chung áp dụng cho việc quản lý tổ chức, công bố và công bố sản phẩm;
d) hoạt động và kiểm soát điển hình của hệ thống thông tin môi trường.
C.3 Khả năng
Các khả năng có thể bao gồm:
a) tư duy phản biện;
b) phân tích các thông tin đầu vào;
c) sẵn sàng suy nghĩ bên ngoài những ràng buộc và chuẩn mực văn hóa;
d) có thái độ hoài nghi nghề nghiệp;
e) thực hiện nghiên cứu độc lập và thách thức các giả định cũng như bằng chứng được bên chịu trách nhiệm hoặc khách hàng cung cấp;
f) đạt được sự cân bằng giữa “sự chú ý đến từng chi tiết” và “đánh giá cấp cao về kết quả mong đợi” trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận;
g) quản lý và tổ chức chi tiết, đặc biệt ở mức độ đảm bảo rằng các kiểm tra cần thiết được thực hiện trên dữ liệu trong quá trình xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận.
Phụ lục D
(tham khảo)
Hành vi cá nhân
CHÚ THÍCH: Phụ lục này được điều chỉnh từ TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018).
Các đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (bao gồm các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập tham gia vào các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận thông tin môi trường phải có những phẩm chất cần thiết để có thể hành động thích hợp với các nguyên tắc xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận như mô tả trong Điều 4. Các đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận (bao gồm các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập phải thể hiện hành vi chuyên nghiệp trong quá trình thực hiện các hoạt động xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận, bao gồm những điều sau:
a) đạo đức, tức là công bằng, trung thực, chân thành, trung thực và kín đáo;
b) cởi mở, tức là sẵn sàng xem xét các ý tưởng hoặc quan điểm khác;
c) lịch thiệp, tức là khéo léo trong cách cư xử với mọi người;
d) có óc quan sát, tức là nhận biết nhanh sự vật và hoạt động diễn ra xung quanh mình;
e) nhạy bén, tức là nhận biết và có khả năng nắm bắt được các tình huống;
f) linh hoạt, tức là có thể dễ dàng thích ứng với các tình huống khác nhau;
g) kiên định, tức là bền bỉ, tập trung để đạt được các mục tiêu;
h) quyết đoán, tức là có thể đưa ra kết luận kịp thời dựa trên lập luận và phân tích logic;
i) tự lực, tức là có thể hành động và thực hiện chức năng một cách độc lập khi phối hợp hiệu quả với những người khác;
j) khả năng hành động quả quyết, tức là có thể hành động có trách nhiệm và có đạo đức, mặc dù những hành động này có thể không phải luôn mang tính phổ biến và đôi khi có thể dẫn đến bất đồng hoặc đối đầu;
k) có tổ chức, tức là thể hiện việc quản lý thời gian hiệu quả, ưu tiên, lập kế hoạch và hiệu quả;
l) hướng tới sự cải tiến, nghĩa là sẵn sàng học hỏi từ các tình huống;
m) nhạy cảm về văn hóa, tức là quan sát và tôn trọng văn hóa và sự đa dạng;
n) hợp tác, tức là tương tác hiệu quả với những người khác, bao gồm các thành viên đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận cũng như nhân sự của khách hàng.
Phụ lục E
(quy định)
Yêu cầu bổ sung áp dụng cho việc xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và AUP trái phiếu xanh
E.1 Yêu cầu chung
Phụ lục này cung cấp các yêu cầu về năng lực đối với các đoàn xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận hoặc AUP (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập thực hiện xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận các tuyên bố thông tin môi trường liên quan trái phiếu xanh hoặc khoản vay xanh. Nó bao gồm các yêu cầu cụ thể liên quan đến năng lực.
Các cá nhân thực hiện xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận hoặc AUP trái phiếu xanh cần có hiểu biết tốt về các thuộc tính và lợi ích môi trường liên quan đến đầu tư xanh, cũng như hiểu biết cơ bản về tài chính doanh nghiệp và tài chính trái phiếu.
E.2 Năng lực của đoàn (bao gồm cả chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập
E.2.1 Yêu cầu chung
Tổ chức xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận cần áp dụng các yêu cầu của tiêu chuẩn này là ISO 14030-4 khi thành lập đoàn kiểm tra xác nhận hoặc xác nhận giá trị sử dụng.
E.2.2 Kinh nghiệm liên quan
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung kinh nghiệm phải bao gồm:
a) các tiêu chí kỹ thuật cho các danh mục trong phân loại áp dụng được sử dụng để xác định tính đủ điều kiện liên quan đến mục tiêu môi trường và hiệu quả hoạt động của các dự án, tài sản hoặc chi phí hỗ trợ;
b) các khía cạnh tài chính cơ bản của trái phiếu, khoản vay hoặc công cụ nợ khác (ví dụ: điều khoản, điều kiện, hạn chế);
c) hiểu biết cơ bản về quá trình, quy trình và môi trường kiểm soát của tổ chức phát hành, tổ chức vay hoặc tổ chức khởi xướng (ví dụ: chính sách kho bạc, thủ tục nợ bao gồm quản lý các khoản tiền chưa phân bố, phê duyệt của hội đồng quản trị);
d) các yêu cầu của chương trình trái phiếu xanh có liên quan.
Phụ lục F
(quy định)
Yêu cầu bổ sung áp dụng cho việc xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận và AUP khí nhà kính
F.1 Yêu cầu chung
Phụ lục này cung cấp các yêu cầu về năng lực đối với các đoàn xác nhận giá trị sử dụng, kiểm tra xác nhận hoặc AUP (bao gồm cả các chuyên gia kỹ thuật) và người thẩm xét độc lập thực hiện xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận các tuyên bố thông tin môi trường liên quan đến khí nhà kính. Nó bao gồm các yêu cầu cụ thể liên quan đến năng lực và cung cấp bảng minh họa năng lực theo lĩnh vực.
F.2 Năng lực
F.2.1 Yêu cầu chung
Ngoài các yêu cầu trong TCVN ISO 14065:2025 (ISO 14065:2020), Điều 7 và tiêu chuẩn này, phải áp dụng các yêu cầu trong F.2.2.
F.2.2 Triển khai của các đoàn
F.2.2.1 Chuyên môn của đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có đủ chuyên môn để đánh giá:
a) hoạt động và công nghệ KNK cụ thể của sản phẩm hoặc tổ chức, dự án KNK;
b) thực hiện các hoạt động phát thải KNK ở các khu vực pháp lý khác nhau nếu có;
c) nhận dạng và lựa chọn các nguồn, bể hấp thụ hoặc khu dự trữ KNK;
d) định lượng, giám sát và báo cáo phát thải hoặc loại bỏ KNK bao gồm việc xem xét các ứng dụng của lĩnh vực liên quan;
e) các tình huống có thể ảnh hưởng đến tính trọng yếu của tuyên bố KNK, bao gồm các điều kiện vận hành điển hình và không điển hình.
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có chuyên môn để đánh giá tác động của các thỏa thuận tài chính, hoạt động, hợp đồng hoặc các thỏa thuận khác có thể ảnh hưởng đến ranh giới dự án, tổ chức hoặc sản phẩm KNK, bao gồm mọi yêu cầu pháp lý liên quan đến tuyên bố KNK.
F.2.2.2 Kỹ năng đánh giá của đoàn xác nhận giá trị sử dụng/kiểm tra xác nhận
Ngoài các yêu cầu nêu trong 6.2.7, các yêu cầu sau được áp dụng.
Đoàn xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nói chung phải có kỹ năng đánh giá để đánh giá tuyên bố KNK của dự án, tổ chức hoặc sản phẩm KNK, đặc biệt để đánh giá:
a) hệ thống thông tin về KNK để xác định xem người đề xuất dự án hoặc tổ chức có nhận dạng, thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu cần thiết một cách hiệu quả để thiết lập một tuyên bố về KNK đáng tin cậy hay không và đã thực hiện các hành động khắc phục một cách có hệ thống để giải quyết mọi sự không thích hợp liên quan đến các yêu cầu của chương trình hoặc tiêu chuẩn KNK có liên quan chưa;
b) tác động của các luồng dữ liệu khác nhau đến tính trọng yếu của tuyên bố KNK.
F.2.2.3 Kỹ năng bổ sung của đoàn xác nhận giá trị sử dụng dự án KNK
Ngoài các yêu cầu được đưa ra trong F.2.2.1 và F.2.2.2, đoàn xác nhận giá trị sử dụng còn phải có kỹ năng đánh giá các quá trình, quy trình và phương pháp luận được sử dụng để:
a) lựa chọn, biện minh và định lượng kịch bản cơ sở, bao gồm các giả định cơ bản;
b) xác định tính thận trọng của kịch bản cơ sở;
c) xác định kịch bản cơ sở và ranh giới dự án KNK;
d) chứng minh sự tương đương giữa loại hình và mức độ hoạt động, hàng hóa hoặc dịch vụ của kịch bản cơ sở và dự án KNK;
e) chứng minh rằng các hoạt động của dự án KNK là bổ sung cho các hoạt động theo kịch bản cơ sở;
f) chứng minh sự phù hợp, nếu cần thiết, với các yêu cầu của chương trình KNK như tác động thứ cấp (ví dụ: rò rỉ) và tính bền vững.
CHÚ THÍCH: TCVN ISO 14064-2 (ISO 14064-2) bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn về nguyên tắc thận trọng và khái niệm tương đương.
Ngoài các yêu cầu được đưa ra trong F.2.2.1 và F.2.2.2, đoàn xác nhận giá trị sử dụng dự án phải có kiến thức chung về các xu hướng liên quan của ngành có thể có tác động đến việc lựa chọn kịch bản cơ sở.
F.2.2.4 Năng lực bổ sung của đoàn kiểm tra xác nhận dự án KNK
Ngoài các yêu cầu được đưa ra trong F.2.2.1 và F.2.2.2, đoàn kiểm tra xác nhận dự án nói chung phải có chuyên môn thích hợp để đánh giá các quá trình, quy trình hoặc phương pháp được sử dụng để:
a) đánh giá tính nhất quán giữa kế hoạch dự án KNK đã được xác nhận giá trị sử dụng và việc triển khai dự án KNK;
b) xác nhận tính thích hợp liên tục của kế hoạch dự án KNK đã được xác nhận giá trị sử dụng, bao gồm cả kịch bản cơ sở và các giả định cơ bản.
F.2.2.5 Năng lực bổ sung của đoàn kiểm tra xác nhận sản phẩm KNK
Ngoài các yêu cầu nêu trong F.2.2.1 và F.2.2.2, đoàn kiểm tra xác nhận sản phẩm còn phải có năng lực về:
- phương pháp luận đánh giá vòng đời;
- quy tắc phân loại sản phẩm (PCR) hoặc quy tắc phân loại sản phẩm cho dấu vết các-bon (CFP-PCR) áp dụng cho việc kiểm tra xác nhận cụ thể;
- cấu trúc cơ sở dữ liệu áp dụng cho việc kiểm tra xác nhận cụ thể.
F.3 Năng lực theo lĩnh vực
Bảng F.1 cung cấp danh sách minh họa các lĩnh vực và hoạt động phát thải và loại bỏ KNK. Đối với một thỏa thuận xác nhận giá trị sử dụng hoặc kiểm tra xác nhận nhất định, có thể đoàn cần có năng lực ở nhiều hơn một lĩnh vực. Ví dụ, đối với các thỏa thuận thu hồi và lưu giữ carbon, một đoàn phải có năng lực ở lĩnh vực 2 và lĩnh vực 5. Đối với bãi chôn lấp, một đoàn phải có năng lực ở lĩnh vực 1, lĩnh vực 2 (giả sử khí mê-tan được đốt cháy) và lĩnh vực 6. Vì mỗi hoạt động là duy nhất, nên năng lực áp dụng cần được xác định và phản ánh trong đoàn thỏa thuận.
Bảng F.1 - Ví dụ về năng lực theo lĩnh vực
Lĩnh vực |
Ví dụ |
1. Phát thải KNK trực tiếpa (không bao gồm phát thải từ quá trình) và phát thải KNK gián tiếp từ năng lượng mua vàob |
Năng lực trong lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức và hiểu biết về việc tạo ra, giảm hoặc tránh phát thải KNK và các hoạt động giám sát liên quan đến: - đốt cố định hoặc di động nhiên liệu hóa thạch hoặc nhiên liệu tái tạo; - sản xuất điện từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch hoặc nhiên liệu tái tạo; - sản xuất điện và nhiệt bằng công nghệ đồng phát điện; - phát thải khí đuôi của KNK; - phát thải tức thời và phát thải từ thông gió của KNK. CHÚ THÍCH 1: Lĩnh vực này bao gồm, nhưng không giới hạn ở, sản xuất dầu khí, chế tạo, khai thác mỏ, sản xuất kim loại, xây dựng, sản xuất đường ống và năng lượng. CHÚ THÍCH 2: Các nguồn phát thải di động có thể bao gồm, nhưng không giới hạn ở, phát thải từ hàng không, vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và vận tải địa hình. |
2. Quá trình phát thải KNK (không đốt cháy, phản ứng hóa học và các loại khác) |
Năng lực trong lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức và hiểu biết về việc tạo ra, giảm hoặc tránh phát thải KNK và các hoạt động giám sát liên quan đến: - các quy trình công nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn ở sản xuất hóa chất, gia công, lọc dầu và khí, và các quy trình không đốt cháy liên quan đến việc tránh, thay thế, phá hủy, phân hủy hoặc giảm phát thải khí công nghiệp (HFC, PFC, SF6, N2O, các chất làm suy giảm tầng ôzôn, v.v.); - các quy trình tinh chế liên quan đến thu giữ và lưu giữ các-bon (ví dụ: hệ thống thu giữ dung dịch amin hoặc kali hydroxit). |
3. Phát thải và loại bỏ KNK từ nông nghiệp, lâm nghiệp và các hình thức sử dụng đất khác (AFOLU) |
Năng lực trong lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức và hiểu biết về việc tạo ra, giảm, tránh, loại bỏ hoặc tăng cường loại bỏ phát thải KNK và và các hoạt động giám sát liên quan đến: - cô lập các-bon trong sinh khối và thảm thực vật; - ước tính tốc độ tăng trưởng của thảm thực vật và năng suất cây trồng; - quá trình lượng mưa/bốc hơi-thoát hơi nước; - quá trình cố định nitơ sinh học, phát thải nitơ từ tàn dư cây trồng và phát thải N2O; - trữ lượng các-bon hữu cơ trong đất. CHÚ THÍCH 3: Lĩnh vực này bao gồm, nhưng không giới hạn ở, tái trồng rừng, phá rừng, quản lý rừng, nông nghiệp, quản lý đất canh tác/đất, quản lý đồng cỏ, tái sinh thảm thực vật, tránh phá rừng, đất ngập nước và trầm tích. |
4, Phát thải KNK từ chăn nuôi |
Năng lực trong lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức và hiểu biết về việc tạo ra, giảm, tránh, loại bỏ hoặc tăng cường loại bỏ phát thải KNK và và các hoạt động giám sát liên quan đến: - quá trình lên men đường ruột của gia súc và sự biến đổi của nó do những thay đổi trong quản lý. |
5. Lưu giữ các-bon trong các khu dự trữ địa chất |
Năng lực trong lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức và hiểu biết về việc tạo ra, giảm, tránh, loại bỏ hoặc tăng cường loại bỏ phát thải KNK và và các hoạt động giám sát liên quan đến: - đánh giá các địa điểm thích hợp để lưu giữ; - lưu giữ các-bon trong các thành tạo địa chất (ví dụ: khu dự trữ); - rò rỉ từ lưu giữ các-bon (ví dụ: tính lâu dài). |
6. Phát thải KNK từ quá trình phân hủy chất thải |
Năng lực trong lĩnh vực này đòi hỏi kiến thức và hiểu biết về việc tạo ra, giảm, tránh, loại bỏ hoặc tăng cường loại bỏ phát thải KNK và và các hoạt động giám sát liên quan đến: - xử lý bao gồm nhưng không giới hạn ở bãi chôn lấp, cơ sở ủ phân, xử lý nước thải, quản lý phân chuồng và các quy trình quản lý chất thải khác. |
a “Phát thải KNK trực tiếp” được định nghĩa tại TCVN ISO 14064-1:2025 (ISO 14064-1:2018), 3.1.9. b “Phát thải KNK gián tiếp từ năng lượng mua vào”, xem TCVN ISO 14064-1:2025 (ISO 14064-1:2018), 5.2.4 b). |
Thư mục tài liệu tham khảo
[1] TCVN ISO 14001:2015 (ISO 14001:2015), Hệ thống quản lý môi trường - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng
[2] ISO 14016, Environmental management - Guidelines on the assurance of environmental reports
[3] TCVN ISO 14020 (ISO 14020), Nhãn môi trường và bản công bố môi trường - Nguyên tắc chung
[4] TCVN ISO 14021 (ISO 14021), Nhãn môi trường và công bố về môi trường - Tự công bố về môi trường (Ghi nhãn môi trường kiểu 2)
[5] TCVN ISO 14024 (ISO 14024), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Ghi nhãn môi trường kiểu I - Nguyên tắc và thủ tục
[6] TCVN ISO 14025 (ISO 14025), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Công bố môi trường kiểu III - Nguyên lý và thủ tục
[7] TCVN ISO 14026 (ISO 14026), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Các nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn để trao đổi thông tin về dấu vết
[8] TCVN ISO/TS 14027 (ISO/TS 14027), Nhãn môi trường và công bố môi trường - Xây dựng các quy tắc phân loại sản phẩm
[9] ISO 14030-1:2021, Environmental performance evaluation - Green debt Instruments - Part 1: Process for green bonds
[10] ISO 14030-2:2021, Environmental performance evaluation - Green debt Instruments - Part 2: Process for green loans
[11] ISO 14030-3, Environmental performance evaluation - Green debt instruments - Part 3: Taxonomy
[12] ISO 14033, Environmental management - Quantitative environmental information - Guidelines and examples
[13] TCVN ISO 14040 (ISO 14040), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời của sản phẩm - Nguyên tắc và khuôn khổ
[14] TCVN ISO 14044 (ISO 14044), Quản lý môi trường - Đánh giá vòng đời sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn
[15] TCVN ISO 14046 (ISO 14046), Quản lý môi trường - Dấu vết nước - Nguyên tắc, yêu cầu và hướng dẫn
[16] ISO 14050:2020, Environmental management - Vocabulary
[17] TCVN ISO 14064-1:2025 (ISO 14064-1:2018), Khí nhà kính - Phần 1: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng và báo cáo các phát thải và loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ tổ chức
[18] TCVN ISO 14064-2:2025 (ISO 14064-2:2019), Khí nhà kính - Phần 2: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn để định lượng, giám sát và báo cáo giảm phát thải hoặc tăng cường loại bỏ khí nhà kính ở cấp độ dự án
[19] TCVN ISO 14064-3:2025 (ISO 14064-3:2019), Khí nhà kính - Phần 3: Quy định kỹ thuật và hướng dẫn kiểm tra xác nhận và kiểm tra xác nhận các tuyên bố khí nhà kính
[20] TCVN ISO 14067 (ISO 14067), Khí nhà kính - Dấu vết các-bon của sản phẩm - Yêu cầu và hướng dẫn định lượng
[21] ISO 14097, Greenhouse gas management and related activities - Framework including principles and requirements for assessing and reporting investments and financing activities related to climate change
[22] TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018), Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý
[23] TCVN ISO/IEC 17029:2020 (ISO/IEC 17029:2019), Đánh giá sự phù hợp - Nguyên tắc chung và yêu cầu đối với tổ chức xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận
[24] ISAE 3000, Assurance engagements other than audits or reviews of historical financial information
[25] IAASB. Glossary. In: Handbook of International Quality Control, Auditing, Review, other Assurance, and Related Services Pronouncements. Volume 1. International Auditing and Assurance Standards Board (IAASB): New York, 2014
MỤC LỤC